Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

Yên Mô chuyển đổi số để nâng cao chất lượng nông sản

Thứ hai, 30/10/2023 | Đã xem: 445 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Triển khai thực hiện Đề án số 04 của UBND huyện Yên Mô về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022- 2025. Đến nay, đã có 11 hộ gia đình làm nhà màng, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, từng bước ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, để tạo ra nguồn nông sản an toàn.

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới của ông Tống Viết Vinh, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô

Sau nhiều năm canh tác theo hướng hữu cơ truyền thống, năm 2022, sau khi nghiêm cứu, tìm tòi và học hỏi về một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ông Tống Viết Vinh, xã Mai Sơn đã đầu tư, xây dựng 8.000 m2 nhà màng với hệ thống tưới nhỏ giọt để sản xuất một số loại cây trồng cho giá trị, hiệu quả kinh tế cao như: dưa lưới, dưa kim hoàng hậu và các loại rau củ… với việc canh tác này, ông cũng đã từng bước ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, do đó đã mang lại những lợi ích thiết thực.

Hệ thống tưới nước điều khiển bằng điện thoại thông minh, thuận lợi cho quá trình canh tác

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào sản xuất, ngoài việc giúp mang lại hiệu quả cao còn giúp sản xuất nông sản theo hướng an toàn. Hệ thống nhà màng có ưu điểm vượt trội, giúp che mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, sử dụng phân hữu cơ tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Cây trồng được trồng trong giá thể nên tránh được việc bị sâu bệnh lây lan, việc canh tác cũng thuận lợi hơn. Đối với các mô hình này, hầu hết đều đã từng bước thực hiện chuyển đổi số bằng cách cài đặt các phần mềm có kết nối với điện thoại để điều khiển từ xa, thuận lợi cho quá trình canh tác.

Thực hiện Đề án 04, Yên Mô đã tập trung hỗ trợ 40% kinh phí xây dựng một số mô hình nhà màng ở các xã: Yên Phong, Yên Từ, Mai Sơn. Qua đó, đã tạo động lực thúc đẩy hộ dân, các HTX từng bước sản xuất theo chuỗi giá trị.

Đến nay, toàn huyện có khoảng gần 30 nghìn m2 canh tác trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao. Ước tính giá trị canh tác cây trồng đạt được trên 4 tỷ đồng/ha/năm, cao hơn sản xuất truyền thống. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã mở ra những cơ hội mới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong canh tác; từng bước đưa người nông dân hướng đến nền nông nghiệp bền vững./.

Theo nbtv.vn

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

862414

Trực tuyến : 185

Hôm nay : 1302

Hôm qua : 1207