Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

Yên Mô tập trung, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò

Thứ hai, 12/04/2021 | Đã xem: 608 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Những ngày gần đây, bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đang bùng phát và lây lan mạnh trên địa bàn. Từ khi bệnh xuất hiện tại thị trấn Yên Thịnh vào tháng 12/2020, thì đến ngày 7/4/2021, toàn huyện đã có 13 xã, thị trấn, với 98 con trâu, bò bị mắc bệnh, trong đó có 15 con phải tiêu hủy. Chính vì vậy, huyện đang tập trung quyết liệt các biện pháp cho công tác phòng, chống dịch, bệnh nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các hộ chăn nuôi.

 

Tại hộ ông Nguyễn Văn Hữu, ở xã Yên Thắng có 03 con bò, bê, trong đó có 1 con bê 4 tháng tuổi mắc bệnh viêm da nổi cục. Theo ông Hữu, ngày 27/3 khi bê có biểu hiện sốt, bỏ ăn, gầy, xuất hiện nốt sần, nổi cục trên da,… tôi chủ động báo với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn, tìm hiểu biện pháp phòng, chống và cách chăm sóc, nhưng đến ngày 7/4, các u cục trên da xuất hiện ngày càng nhiều, bỏ ăn, sốt cao và bị chết, gia đình đã thực hiện tốt biện pháp tiêu hủy và thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại xung quanh và bảo vệ cho hai con bò còn lại.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hữu xã Yên Thắng chăm sóc cho bò bị bệnh

Theo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện: Bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra trên trâu, bò và không lây bệnh sang người. Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như: muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng ăn, uống; thời gian ủ bệnh trung bình 4- 14 ngày… Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu: Sốt cao, bỏ ăn, suy nhược, gầy yếu, hình thành các nốt sần có đường kính từ 2- 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân.

 

Hiện nay, toàn huyện có gần 5000 con trâu, bò. Trong đó đã có 98 con trâu, bò bị mắc bệnh ở 13 xã, thị trấn. Có 15 con đã chết phải tiêu hủy, với tổng trọng lượng 2.156 kg. Riêng trong ngày 7/4, đã phát sinh thêm 6 hộ, với 13 con nhiễm bệnh ở (xã Yên Đồng 3 hộ, Yên Lâm 1 hộ và Khánh Dương 2 hộ). Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã và đang huy động toàn bộ cán bộ trực tiếp xuống các xã phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi trâu, bò chủ động phòng chống dịch. Đồng thời, tổ chức tiêm vacxin phòng chống bệnh cho trên 3000 con trâu, bò; cung cấp trên 1100 lít hóa chất cho các xã, thị trấn để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.

 

Tuy nhiên, do đặc tính của bệnh Viêm da nổi cục lây chủ yếu từ ruồi, muỗi, ve, mòng,… và qua việc vận chuyển, giết mổ gia súc bệnh, mang mầm bệnh nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan trên địa bàn là rất cao.

 

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, ngày 7/4/2021, UBND huyện đã ra Công văn số 558/UBND- TTDVNN về việc tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò. Theo đó, giao cho các địa phương và các ngành chức năng chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh, ngoài phun tiêu độc khử trùng, biện pháp phòng, chống bệnh tốt nhất là các hộ chăn nuôi trâu, bò cần chủ động phun thuốc diệt muỗi, ve, ruồi xung quanh khu vực chăn nuôi định kỳ 2- 3 lần/tuần. Hướng dẫn các hộ, cơ sở chăn nuôi áp dụng nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; khi phát hiện có trâu, bò mắc bệnh báo ngay cho cán bộ thú y, cơ quan chuyên môn hoặc địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Hạn chế việc chăn thả rông, chủ động nguồn thức ăn tại chỗ cho trâu, bò. Tổ chức cho các hộ chăn nuôi ký cam kết không vận chuyển trâu, bò ra, vào vùng có dịch; không giết thịt trâu, bò bệnh; đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm và vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục; thường xuyên rắc vôi bột tại khu vực chuồng trại, đặc biệt là đối với các xã đã xuất hiện dịch. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh, nguy cơ dịch bệnh bùng phát, kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học…

 

Với sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn, cùng sự nỗ lực của người dân trong công tác phòng, chống dịch, toàn huyện phấn đấu kịp thời khống chế dịch có hiệu quả, không để lây lan ra diện rộng./.

 

Bùi Thúy– Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

862224

Trực tuyến : 198

Hôm nay : 1112

Hôm qua : 1207