Hôm nay, Chủ nhật ngày 22/12/2024,

Yên Mô: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá

Thứ tư, 12/02/2020 | Đã xem: 760 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Năm 2019, nhờ thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phát triển, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nên hoạt động sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện Yên Mô phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá.

Hoạt động sản xuất tại Công ty Asia+ (Yên Mô)

Trong năm 2019 huyện đã tập trung đẩy mạnh phát triển CN-TTCN theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Toàn huyện hiện có trên 240 doanh nghiệp (trong đó có 40 doanh nghiệp thành lập mới) hoạt động thường xuyên trong các ngành khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, chế biến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, may mặc xuất khẩu, giầy da xuất khẩu, sản xuất gốm sứ...

Các doanh nghiệp đã phát huy nội lực, tận dụng các thời cơ trong các hiệp định thương mại tự do và tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động có hiệu quả, điển hình như Công ty TNHH Giầy Athena Việt Nam, Công ty TNHH thương mại Xuân Tình, Công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển gốm Bồ Bát... Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Huyện cũng chỉ đạo các đơn vị tích cực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để các doanh nghiệp vào đầu tư hạ tầng, đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đến hết năm 2019, huyện đã quy hoạch được 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 156,41 ha và 17 điểm công nghiệp tại các xã, thị trấn. Hiện nay, Cụm công nghiệp Mai Sơn có 9 nhà đầu tư, Cụm công nghiệp Khánh Thượng tiếp tục triển khai san lấp mặt bằng và có 3 nhà đầu tư cam kết đầu tư trong năm 2020.

Cùng với phát triển công nghiệp, huyện Yên Mô đã triển khai nhiều giải pháp để duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, mở thêm nghề mới như: hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, tạo điều kiện về vốn vay, mặt bằng để các doanh nghiệp, tổ hợp tiến hành sản xuất, kinh doanh…

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các làng nghề truyền thống đã có nhiều đổi mới trong cách thức hoạt động, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có tính cạnh tranh cao, đưa các ngành nghề mới về các thôn, xóm.

Đến năm 2019, toàn huyện đã có 11 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là làng nghề cấp tỉnh và 1 làng có nghề truyền thống (làng nghề gốm cổ Bồ Bát, xã Yên Thành). Các làng nghề cấp tỉnh và các thôn, xóm có nghề thủ công mỹ nghệ tại các xã Yên Nhân, Yên Từ, Yên Phong, Khánh Thịnh, Yên Hưng, thị trấn Yên Thịnh… đã tạo việc làm cho hơn 15.000 lao động thời vụ.

Giá trị sản xuất CN - TTCN và xây dựng cơ bản năm 2019 ước đạt 2.445 tỷ đồng (tăng 283 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018); tốc độ tăng trưởng ước đạt 13,09%. Trong đó, giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt hơn 1.100 tỷ đồng, tăng trên 17% so với năm 2019. Năm 2019, Yên Mô có 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, 5 sản phẩm đạt giải cuộc thi “Sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình”.

Riêng sản phẩm nem chua Yên Mạc được công nhận nhãn hiệu công nghiệp- đặc sản Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình. Nhờ tập trung phát triển CN-TTCN, giá trị sản xuất CN-TTCN đều đạt và vượt kế hoạch giao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ, đồng thời tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2020, huyện Yên Mô đề ra mục tiêu phấn đấu giá trị CN - TTCN đạt 1.350 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu đó, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Khánh Thượng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác khuyến công, kiện toàn hệ thống khuyến công từ huyện đến cơ sở.

Quan tâm xây dựng, củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, các HTX ngành nghề, các tổ hợp sản xuất trong việc cung ứng nguyên vật liệu, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đưa nghề mới có khả năng thu hút nhiều lao động, có tính ổn định và lâu dài về triển khai và nhân rộng trên địa bàn huyện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho xã Yên Thành và các nghệ nhân khôi phục, phát triển nghề gốm cổ Bồ Bát tại thôn Bạch Liên.

Nguồn:baoninhbinh.org.vn

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

836953

Trực tuyến : 145

Hôm nay : 146

Hôm qua : 1482