Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

Tự hào trước sự đổi thay của quê hương Yên Mô

Thứ ba, 27/08/2024 | Đã xem: 1660 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Những ngày tháng 8 lịch sử này, trên quê hương cách mạng Yên Mô- nơi đang chuẩn bị đón một sự kiện quan trọng sau 30 tái lập huyện, chúng tôi cảm nhận rõ cuộc sống nơi đây đã có nhiều khởi sắc.

 

Thành tựu 30 năm tái lập, đổi mới và phát triển của huyện Yên Mô là kết tinh của lịch sử truyền thống văn hóa, tinh thần ý chí cách mạng, sự đồng lòng phấn đấu của Đảng bộ, Chính quyền, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Đây là tiền đề để Yên Mô vững tin bước vào chặng đường mới. Vui mừng, phấn khởi, tự hào trước sự phát triển của quê hương là cảm xúc chung của người dân trong huyện.

 

* Ông Nguyễn Văn Nhưng– nguyên là lãnh đạo huyện thời kỳ đầu tái lập, 75 năm tuổi đảng, 97 tuổi đời: Sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thời kỳ đầu tái lập đó là sản xuất nông nghiệp.

 

(Ảnh: Ông Nguyễn Văn Nhưng đang ôn lại thời kỳ đầu tái lập).

 

Tôi năm nay 75 năm tuổi Đảng, 97 tuổi đời. Cả đời người sống và gắn bó với mảnh đất thần phù Yên Mạc. Nhớ lại thời kỳ đầu tái lập, cuộc sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Là huyện vùng chiêm trũng, mỗi năm chỉ cấy được 2 vụ lúa, thường xuyên bị ngập lụt, bấp bênh, năng suất chỉ đạt 50- 60kg/sào. Để khắc phục khó khăn, tôi đã cùng với các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất lúa ở Thái Bình về áp dụng tại đồng đất địa phương. Với sự quyết tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, cùng sự đoàn kết đồng lòng khắc phục của nhân dân, nên năng suất lúa đã dần tăng lên 80-100kg/sào, sau đó cơ sở hạ tầng, giao thông cũng được đầu tư nâng cấp,… Những năm gần đây, nhất là khi Nhà nước có chủ trương xây dựng nông thôn mới, quê hương đổi mới từng ngày, những con đường nhỏ hẹp, gồ ghề trước kia nay đã trở thành con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi xanh, sạch, đẹp vì được người dân trồng các loại hoa bên đường. Sản xuất nông nghiệp đã áp dụng cơ giới hóa, công nghệ cao. Cuộc sống bây giờ không chỉ ăn no mặc ấm mà còn ăn ngon mặc đẹp… Tôi rất phấn khởi trước sự phát triển mạnh mẽ của huyện sau 30 năm tái lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ đảng, chính quyền đã mang lại diện mạo mới cho quê hương.

 

* Ông Trịnh Đình Luân– cán bộ quân đội nghỉ hưu, 55 năm tuổi Đảng: cảm nhận rõ cuộc sống nơi đây đã có nhiều khởi sắc.

(Ảnh: Ông Trịnh Đình Luân cán bộ quân đội nghỉ hưu xã Khánh Thịnh)

 

Cùng với niềm vui của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện, Bản thân tôi cũng rất phấn khởi về những đổi thay của huyện nhà. Năm 1989 về nghỉ hưu và sống tại địa phương. Thời kỳ những năm đầu chia tách, thành lập huyện, đời sống của nhân dân rất khó khăn; cơ sở hạ tầng của huyện còn nghèo nàn. Sau khi thành lập, nhờ đội ngũ lãnh đạo huyện sát sao, đưa ra quyết sách, định hướng phát triển huyện phù hợp, cùng với sự đồng lòng của người dân. Sau 30 năm huyện đã có nhiều đổi thay rõ rệt, cơ sở hạ tầng phát triển, hầu hết các thôn, xóm đã có đường ô tô đến tận nơi, đời sống người dân được quan tâm, kinh tế ngày càng đi lên. Sự đổi thay thể hiện từng ngày, nhân dân hăng hái lao động, sản xuất, đầu tư kinh doanh buôn bán, tích cực tham gia các phong trào xây dựng quê hương giàu đẹp. Tôi tin chắc rằng, với truyền thống đoàn kết vươn lên, huyện ta sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên những chặng đường tiếp theo

 

* Bà Nguyễn Thị Lụa- người cao tuổi thị trấn Yên Thịnh: Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

(Ảnh: Bà Nguyễn Thị Lụa thị trấn Yên Thịnh)

 

Sau 30 năm tái lập huyện, không chỉ bản thân tôi mà người dân trong huyện ai ai cũng vui mừng, phấn khởi và tự hào bởi quê hương mình đã có nhiều thay đổi và phát triển. Huyện ta bây giờ so với thời kỳ những năm đầu khi tái lập có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt. Từ vài khu phố với một số tuyến đường chính nhỏ hẹp, dân cư thưa thớt, nhà cửa lụp xụp nay đã được thay thế bằng những tuyến phố thênh thang, rộng mở, cầu lớn thẳng tắp, nhà cao tầng san sát. Những con đường nay được trải nhựa, bê tông hóa đến từng khu dân cư, ngõ xóm. Các khu công nghiệp, trung tâm văn hóa, xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu... đã hiện diện. Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cũng ngày càng được nâng lên. Huyện đã rất quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa, nhằm phục vụ cho các hoạt động hội họp; thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phổ biến kiến thức khoa học và đời sống cho nhân dân; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe, nâng cao dân trí cho Nhân dân trên địa bàn. Thông qua các hoạt động tại nhà văn hóa, TDP đã góp phần nâng cao trình độ dân trí và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày càng phát triển; đóng góp thiết thực cho các phong trào xây dựng gia đình, thôn, xóm, phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. Người cao tuổi chúng tôi cũng đã thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục dưỡng sinh, góp phần làm cho phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển sôi nổi, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống văn hóa, sức khỏe và tinh thần ngày càng nâng cao.

 

Tác giả: Bùi Thúy- Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện.

Nhận xét của bạn đọc

Bài viết khác

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

861420

Trực tuyến : 12

Hôm nay : 308

Hôm qua : 1207