Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

Triển khai các nhiệm vụ cấp bách trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Thứ bảy, 11/05/2024 | Đã xem: 174 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sáng ngày 11/5, UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai cấp bách các nhiệm vụ về công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Văn Khiêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp& PTNT; đồng chí Phạm Quốc Đạt- Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện; lãnh đạo các phòng, ban, ngành liên quan; chủ tịch các xã, thị trấn và đội ngũ nhân viên thú y trên địa bàn huyện.

Ảnh: Đồng chí Phạm Quốc Đạt- Phó Chủ tịch UBND huyện dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

 

Tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Yên Mô tái bùng phát từ đầu năm 2024 và lây lan ra 07 xã, thị trấn, số lượng lợn phải tiêu hủy là 309 con, của 97 hộ chăn nuôi, với tổng trọng lượng 19.689 kg. Đặc biệt, bệnh lây lan mạnh từ trung tuần tháng 4, hiện có 06 đơn vị xã đang còn dịch đó là: Mai Sơn, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Hòa, Yên Đồng và Yên Mạc. Hầu hết các hộ có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi đều có quy mô chăn nuôi nhỏ, chuồng nuôi nằm trong khu dân cư, nuôi kết hợp nhiều loại vật nuôi; chuồng nuôi cũ, đơn giản, chủ quan, lơ là, không thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch… tỷ lệ lợn nái mắc bệnh chiếm trên 38% số lợn tiêu hủy.

 

Cũng theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vừa qua cho thấy; qua 5 mẫu bệnh phẩm của tiểu thương ở các chợ trên địa bàn, thì có 4/5 hộ dương tính với dịch tả lợn Châu Phi. Qua tìm hiểu, hầu hết các hộ mua lợn qua xe chở đến tận nơi từ các “trại, công ty”, mua lẻ, không có giấy kiểm dịch, không rõ nguồn gốc. Nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan trên địa bàn huyện là rất cao và nghiêm trọng nếu các cấp chính quyền và người chăn nuôi không quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn, khống chế dịch.

 

Trước tình hình trên huyện đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp, nhất là chỉ đạo ngành chức năng, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền liên tục trên hệ thống loa truyền thanh để nhân dân nắm được tình hình dịch bệnh, chủ động các biện pháp phòng chống. Phòng nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cử cán bộ xuống tận cơ sở, hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi khi phát hiện lợn ốm, lợn chết phải thông báo cho lực lượng cán bộ thú y và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời. Tổ chức tiêu hủy lợn đúng quy trình kỹ thuật; thực hiện vệ sinh, phun khử trùng toàn bộ khu vực có dịch và xung quanh. Đồng thời, tập trung tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm. Đến ngày 9/5, toàn huyện đã tiêm được 4.542 liều vắc xin dại, đạt trên 77%; tiêm 1.147 liều vắc xin viêm da nổi cục, đạt trên 22% và trên 100 nghìn lượt vắc xin cúm gia cầm, đạt trên 26%.

 

Tại hội nghị, các ngành và các xã, thị trấn cũng đã thảo luận, đề ra nhiều ý kiến, kiến nghị để công tác dập dịch đạt hiệu quả cao. Theo đó, cần có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, nhanh chóng đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng hộ chăn nuôi; tăng cường kiểm tra các hoạt động mua bán, giết mổ lợn và các sản phẩm lợn trên địa bàn. Các hộ chăn nuôi phải chủ động, tích cực phòng chống dịch bằng mọi biện pháp, cùng địa phương trong việc phát hiện, tiêu hủy lợn khi có dịch xảy ra.

 

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Quốc Đạt- Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên địa bàn đang diễn biến nhanh, phức tạp, vì vậy để nghị cán bộ Phòng nông nghiệp, Thú y và chính quyền các địa phương cần bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; đưa nội dung công tác phòng dịch vào các buổi sinh hoạt chi bộ và các hội, đoàn thể; đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra, kiểm soát từ huyện đến cơ sở về công tác giết mổ, vận chuyển lợn trên địa bàn; khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán gia súc mắc bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc, làm lây lan dịch bệnh. Tổ chức tiêu độc, khử trùng môi trường bằng hóa chất và vôi bột. Đối với các địa phương đang có dịch, khẩn trương triển khai đồng bộ và quyết liệt các biện pháp bao vây xử lý ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn bố trí thêm nguồn nhân lực tham gia tiêm phòng cho đàn gia xúc, gia cầm, phấn đấu cơ bản hoàn thành xong trước ngày 20/5/2024.

 

Tác giả: Bùi Thúy- Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

862221

Trực tuyến : 196

Hôm nay : 1109

Hôm qua : 1207