Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp góp phần ổn định đời sống cho người lao động

Thứ hai, 15/06/2020 | Đã xem: 1116 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sau thời gian thực hiện giãn cách theo quy định, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã chuyển sang trạng thái bình thường mới, đảm bảo vừa duy trì hoạt động sản xuất, vừa phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, trên địa bàn toàn tỉnh một số doanh nghiệp không có nguyên liệu sản xuất và gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên đã bố trí cho người lao động nghỉ việc luân phiên, hoặc cho người lao động ngừng việc.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp góp phần ổn định đời sống cho người lao động

Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH may Nien Hsing Ninh Bình.

Đời sống người lao động vẫn khó khăn

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành chức năng đã rà soát, thống kê số doanh nghiệp và lao động trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Đến nay, toàn tỉnh có 546 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với trên 20 nghìn lao động trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, có 5.287 lao động bị chấm dứt hợp đồng, 9.286 lao động phải ngừng việc, 14.522 lao động bị ảnh hưởng như làm việc cầm chừng, làm không đủ công...

 

Đặc biệt các doanh nghiệp có số lượng lao động lớn trong các lĩnh vực may gia công và sản xuất giày dép bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19 như: Công ty TNHH Great Global International thỏa thuận với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, không hỗ trợ lương và không đóng bảo hiểm xã hội do không có đơn hàng, dự kiến từ ngày 1/5 đến 30/6/2020 với 499 người, Công ty TNHH Mcnex ViNa đã chấm dứt hợp đồng lao động với 415 người và cho ngừng việc với 416 người lao động mùa vụ, Công ty TNHH SilRang Electronic đã hỗ trợ lương tối thiểu vùng cho lao động chấm dứt hợp đồng lao động là 141 người và cho ngừng việc 114 người, Công ty TNHH Sanico Việt Nam đã hỗ trợ 1 tháng lương tối thiểu cho lao động chấm dứt hợp đồng lao động là 204 người, Công ty TNHH giày Adora do không có đơn hàng đã phải chấm dứt hợp đồng lao động với 2.500 người, Công ty TNHH giày Athena chấm dứt hợp đồng lao động với hơn 1.700 lao động có hợp đồng từ 12 đến 36 tháng.

 

Báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cũng nêu rõ, bên cạnh những dấu hiệu phục hồi của các doanh nghiệp trong tháng 5, toàn tỉnh có 25 doanh nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 với tổng số lao động bị ảnh hưởng là 17.667/35.893 lao động. Trong đó, 3.613 lao động chấm dứt hợp đồng, 6.260 lao động ngừng việc và 7.797 lao động nghỉ việc luân phiên. Một số ngành chủ lực như ô tô, camera module vẫn duy trì hoạt động nhưng giảm bớt số lao động hoặc tăng ngày nghỉ. Một số công ty tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng lao động hoặc không gia hạn hợp đồng với những lao động hết thời hạn như Công ty TNHH May Nien Hsing, Công ty TNHH MC Nex Vina, Công ty TNHH ADM 21 Việt Nam.... Các doanh nghiệp duy trì cho người lao động nghỉ luân phiên để đợi đơn hàng. Hiện tại, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn để duy trì sản xuất và đảm bảo đời sống cho người lao động. 

 

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp

Theo tinh thần vừa chủ động phòng chống dịch COVID-19, vừa thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, "chống trì trệ, đùn đẩy, giải quyết công việc chậm như chống giặc tham nhũng", UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.

 

Ngành Công thương đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển thương mại nội địa, kích cầu tiêu dùng. Đồng thời, triển khai quyết liệt các đề án hỗ trợ doanh nghiệp từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2020, tập trung vào các đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, hỗ trợ tư vấn cung cấp thông tin và phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.

 

Về phía ngành ngân hàng, ông Nguyễn Minh Khôi, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình cũng cho biết: đến nay, các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã xác định số dư nợ khách hàng bị thiệt hại gần 2.962 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 191 khách hàng với dư nợ đạt 861,8 tỷ đồng; miễn giảm lãi suất và giữ nguyên nhóm nợ cho 22 khách hàng với dư nợ đạt 214,2 tỷ đồng, số tiền lãi đã được miễn, giảm là 273 triệu đồng. 

Nguồn: baoninhbinh.org.vn

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

862235

Trực tuyến : 202

Hôm nay : 1123

Hôm qua : 1207