Hôm nay, Thứ năm ngày 16/01/2025,

Thông tin điều hành - An toàn thực phẩm

BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Thứ năm, 14/03/2019 | Đã xem: 7501 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

1. Đặc điểm chung của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn Châu phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan và gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100% số lợn mắc bệnh. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

2. Đặc điểm của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi

Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami… Vi rút có khả năng chịu được nhiệt độ thấp đặc biệt trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc các sản phẩm thị lợn nấu ở nhiệt độ không cao thì vi rút có thể tồn tại trong thời gian dài 3 - 6 tháng. Vi rút bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C trong thời gian 70 phút hoặc nhiệt độ 600C trong thời gian 20 phút.

3. Quá trình gây bệnh và lây lan vi rút Dịch tả lợn Châu Phi

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.

- Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy, phân... của lợn bị bệnh thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

4. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

a) Chẩn đoán lâm sàng

- Lợn bị nhiễm Dịch tả lợn Châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn Châu Phi khó có thể thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, cần phải lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

b) Bệnh tích

Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết. Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên trong; phù nề trong cấu trúc hạch lâm ba của đại tràng và phần tiếp giáp với túi mật, túi mật sưng.

5. Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính. Tuy nhiên, vi rút dịch tả lợn Châu phi nhạy cảm với các chất sát trùng và các loại thuốc sát trùng chuồng trại. Do đó, để phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi người chăn nuôi cần chú ý triệt để các biện pháp vệ sinh tiêu độc sát trùng, bằng các giải pháp đồng bộ sau:

5.1. Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh khử trùng, tiêu độc:

- Tăng cường vệ sinh, khử trùng tiêu độc:

+ Sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi, khu vực xung quanh trại, khu xử lý phân, rác mỗi tuần ít nhất 2 lần. Khi có dịch thực hiện 1 ngày/lần.

+ Cổng ra, vào trại cần phải có hố sát trùng, vôi bột và nước sát trùng thay hàng ngày.

+ Phương tiện ra vào trại, khu chăn nuôi như xe vận chuyển, xe chuyển cám,... cần phải được phun xịt sát trùng thật kỹ trước khi vào.

+ Thường xuyên khơi thông cống rãnh, phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn.

- Sử dụng hóa chất sát trùng: Sử dụng các loại hóa chất có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam: Formol 2%, NaOH 3 - 4% và các loại thuốc sát trùng chuồng trại.

Ngoài ra, có thể dùng một số chất có tác dụng diệt khuẩn như: vôi bột, nước vôi, xà phòng, nước tẩy rửa...

- Cách sử dụng:

+ Hóa chất sát trùng: Pha chế và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.

+ Đối với vôi bột: Rải đều phủ kín xung quanh chuồng trại chăn nuôi, hố ủ phân, lối đi, cổng ngõ ra vào hộ gia đình, ra vào chuồng trại chăn nuôi, với định mức tối thiểu 1kg/m2; xử lý chất thải lỏng bằng vôi bột (nồng độ 20%).

+ Đối với nước vôi: Hòa tan 1 - 2kg vôi bột trong 10 lít nước sạch để tạo nước vôi. Tưới hoặc quét phủ đều nước vôi lên bề mặt cần được sát trùng (nền, tường, dụng cụ chăn nuôi...), với định mức 01 lít nước vôi/m2.

5.2. Hạn chế người ra vào trại, khu vực chăn nuôi khi không cần thiết.

- Hạn chế tối đa người ra, vào trại, khu vực chăn nuôi; khi vào phải thay dụng cụ bảo hộ, ủng chuyên dụng đi trong trại.

- Tuyệt đối không mang và sử dụng thịt lợn, các sản phẩm của thịt lợn trong trại. Đối với các hộ có chuồng nuôi lợn trong khu vực hộ gia đình hạn chế tối đa việc sử dụng thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, nếu sử dụng, sử dụng thịt lợn khỏe, biết rõ nguồn gốc; không để nước thải sinh hoạt chảy gần khu vực chuồng nuôi.

- Không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín, tốt nhất là không sử dụng. Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu chuồng nuôi vì có thể mang theo mầm bệnh từ nơi khác vào.

5.3. Tăng cường chăm sóc đàn lợn chu đáo: thực hiện tiêm phòng đầy đủ các  vaccine: Dịch tả, Tai xanh (PRRS), Lở mồm long móng, Giả dại, Circovirus…tăng cường sức đề kháng cho lợn, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…

5.4. Khi nhập đàn con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly lợn mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ đúng quy trình nhập đàn. Giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn lợn hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có nghi ngờ về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

5.5. Có biện pháp diệt côn trùng, chuột trong chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

- Diệt ruồi, muỗi: 1 tuần/lần.

- Diệt chuột bọ: 1 tháng/lần.

- Các vật nuôi khác ở trong trại: chó, mèo, gà…nuôi nhốt.

5.6. Khi phát hiện hoặc nghi có lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

Khi thấy lợn sốt cao, chết bất thường xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào không được bán chạy, giết mổ, vận chuyển lợn từ nơi đang có bệnh đi bất kỳ nơi khác; không mua bán, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh. Tuyệt đối không bán chạy lợn bệnh, không vứt xác lợn chết ra môi trường, không điều trị bệnh vì bệnh này không điều trị được, chưa có vắc xin và vi rút có sức sống cao tồn tại lâu trong vật mang trùng.

Khi có lợn bệnh, nghi bị bệnh phải báo ngay chính quyền địa phương, Trưởng thôn xóm và nhân viên thú y xã để lấy mẫu xác định và có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được giấu dịch.

PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT

 

 

 

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

855463

Trực tuyến : 4

Hôm nay : 18

Hôm qua : 598