Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

Nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu và Nhà bia tưởng niệm danh nhân Phạm Thận Duật tại huyện Yên Mô được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Chủ nhật, 26/03/2023 | Đã xem: 1005 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Ngày 26/3, UBND xã Yên Mạc, Hội đồng gia tộc họ Phạm Nhàn Ngu tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận di tích nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu và nhà bia tưởng niệm danh nhân Phạm Thận Duật, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

 

Nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu và Nhà bia tưởng niệm danh nhân Phạm Thận Duật tại huyện Yên Mô được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Lễ đón nhận Bằng công nhận di tích nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu và nhà bia tưởng niệm danh nhân Phạm Thận Duật.

 

Dự lễ đón nhận bằng di tích có: GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao; lãnh đạo huyện Yên Mô…

Di tích nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô là nơi thờ cúng và tưởng niệm tổ tiên dòng họ Phạm Nhàn Ngu, đặc biệt là nơi thờ tự cụ Phạm Thận Duật. Cụ Phạm Thận Duật là hậu duệ đời thứ 10 của dòng họ Phạm Nhàn Ngu, làng Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.

Ông là một trong số những nhân vật điển hình, ghi dấu ấn thời đại, là vị quan liêm chính, tài năng trong triều đình Huế nửa sau thế kỷ XIX. 

Lúc sinh thời ông từng đảm nhận các chức vụ Giáo thụ phủ Đoan Hùng, Tri châu Tuần Giáo, hơn 20 năm sau làm việc ở Bắc Ninh, Hà Nội, Lạng Sơn từ quan đầu huyện tới quan đầu tỉnh. Từ 1856 ông về kinh làm Tả tham tri Bộ Lại kiêm Phó Đô Ngự sử, Khâm sai Hà Đê sứ, Thượng Thư Bộ Hình, Bộ Hộ, Phó Tổng tài Quốc sử quán kiêm Quản Quốc tử giám, Đại thần Viện Cơ mật, Hiệp biện Đại học sỹ...

Với quê hương, Phạm Thận Duật là tấm gương sáng về nhân cách cao đẹp, tài năng đức độ, tri thức uyên bác. Ông cho xây dựng Văn Từ hàng huyện, khắc văn bia để phát huy truyền thống hiếu học ở quê nhà, xây dựng các di tích để tri ân các bạc tiền nhân. 

Nhiều tư liệu lịch sử đánh giá Phạm Thận Duật không những là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà thủy lợi mà còn là nhà văn hóa, nhà giáo đóng góp quan trọng trong sự nghiệp trị nước của triều đình nhà Nguyễn.

 

dòng họ lê Minh

Đông đảo người dân dự lễ đón Bằng công nhận di tích nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu và Nhà bia tưởng niệm danh nhân Phạm Thận Duật.

 

Từ vai trò của nhân vật lịch sử Phạm Thận Duật, căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa của di tích, Phòng quản lý di sản (Sở Văn hóa và Thể thao) đã phối hợp với địa phương lập Hồ sơ khoa học đề nghị Hội đồng khoa học xét duyệt xếp hạng di tích lịch sử tỉnh Ninh Bình xem xét, trình UBND tỉnh và đã được Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu và Nhà bia tưởng niệm danh nhân Phạm Thận Duật là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Việc nghiên cứu, xếp hạng di tích nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu và Nhà bia tưởng niệm danh nhân Phạm Thận Duật có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giàu thêm tư liệu về các nhân vật lịch sử, về các dòng họ, bổ sung thêm tư liệu về nghiên cứu lịch sử, văn hóa con người mảnh đất Yên Mô "địa linh nhân kiệt' nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung.

 

Nguồn: baoninhbinh.org.vn

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

862079

Trực tuyến : 190

Hôm nay : 967

Hôm qua : 1207