Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2019

Thứ sáu, 22/02/2019 | Đã xem: 1330 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Thời tiết đầu vụ đông xuân năm 2019 tương đối thuận lợi cho sản xuất nên ngay từ ngày mồng 3 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi nhân dân trên địa bàn các xã, thị trấn đã xuống đồng gieo cấy lúa đông xuân. Đến ngày 15/02/2019 toàn huyện đã hoàn thành gieo trồng 7.476 ha cây trồng vụ đông xuân, bao gồm 6.526 ha lúa, trong đó có 6.126,7 ha lúa gieo vãi, chiếm 93,9% diện tích gieo cấy và trồng được 950,8 ha cây màu đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất, sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch. Trong vụ, một số đơn vị đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích canh tác 4 vụ/năm với quy mô 56 ha, tăng 21,2 ha so với vụ đông xuân năm 2018, đã chuyển đổi được 24 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng chuối tây Thái Lan kết hợp với nuôi thủy sản hoặc ao nổi.

Chăm sóc lúa vụ đông xuân

Đến nay lúa cấy đang giai đoạn bén rễ, ra lá mới; lúa gieo vãi đại trà đang giai đoạn 2-3 lá, cây lạc đang giai đoạn 3-4 lá thật, phân cành, sinh trưởng, phát triển khá tốt. Để tạo điều kiện cho cây lúa và các cây màu sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, các hộ nông cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc cụ thể là:

1. Đối với cây lúa: Cần chủ động tưới nước hợp lý tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh thuận lợi, hạn chế được cỏ dại. Thực hiện bón phân hợp lý, cân đối tỷ lệ N.P.K.

* Đối với diện tích lúa cấy:

Lượng phân bón cho 1 sào: Phân chuồng: 200-300 kg (nếu không có phân chuồng có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh). Phân đạm: Đối với lúa lai: 7-9 kg, lúa thuần: 6-8 kg. Phân lân: 15-20 kg. Phân kali: Đối với lúa lai: 5-6 kg, lúa thuần: 4-5 kg. Tùy theo diễn biến thời tiết, chân đất, loại giống mà điều chỉnh phân bón cho phù hợp.

+ Bón thúc lần 1: Sau cấy 7-10 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh (có 10% số cây bắt đầu đẻ nhánh). Đối với lúa lai các loại: Bón 3-5 kg phân đạm + 1,5-2,0 kg phân kali/sào, lúa thuần: Bón 2,5- 4 kg phân đạm + 1,0-1,5 kg phân kali/sào.

+ Bón thúc lần 2: Khi lúa chuẩn bị phân hóa đòng (có 10% số cây có lá thắt eo). Đối với lúa lai các loại: Bón 1 kg phân đạm + 2,5-3,0 kg phân kali/sào, lúa thuần: Bón 0,5-1kg phân đạm + 2,0-2,5 kg phân kali/sào (Tuỳ theo diễn biến của thời tiết, sâu bệnh để tăng hoặc giảm lượng phân đạm cho phù hợp).

* Đối với diện tích lúa gieo vãi

Lượng phân bón cho 1 sào: Tương đương như lúa cấy, riêng lượng phân kali tăng 15% để lúa cứng cây, tăng khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh.

+ Bón thúc lần 1 khi lúa có từ 2-2,5 lá (bón nhử): Đối với lúa lai các loại: Bón từ 1-2 kg phân đạm + 1 kg phân kali/sào; lúa thuần bón từ 1-1,5 kg phân đạm + 1 kg phân kali/sào.

+ Bón thúc lần 2 khi lúa có từ 5-6 lá: Đối với lúa lai các loại: Bón 2-3kg phân đạm + 1,5-2 kg phân kali/sào; lúa thuần bón 1,5-2,5 kg phân đạm + 1-1,5 kg phân kali/sào. Bón đón đòng (khi lúa bắt đầu phân hóa đòng): Đối với lúa lai các loại bón 1 kg phân đạm + 2,5-3 kg phân kali/sào; lúa thuần bón 0,5-1 kg phân đạm + 2-2,5 kg phân kali/sào. Tuỳ theo diễn biến của thời tiết, sâu bệnh để tăng hoặc giảm lượng phân đạm cho phù hợp.

Vụ đông xuân thường xuất hiện các loại sâu bệnh hại lúa như: bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy các loại, bệnh khô vằn… Vì vậy cần căn cứ thông báo về tình hình sâu bệnh hại của UBND huyện để có biện pháp phòng trừ kịp thời, bảo vệ sản xuất.

2. Chăm sóc cây lạc

+ Tiến hành xới xáo, bón thúc lần 1 khi lạc có 3-4 lá thật, bón mỗi sào từ   2-3 kg phân đạm + 2 kg phân kali, rạch cách gốc 5-7 cm, rắc đều phân, sau đó lấp đất, xới xáo, vun nhẹ.

+ Bón thúc lần 2 khi lạc héo hoa rộ: bón mỗi sào từ 2-3 kg phân kali + 10 kg vôi bột, rạch cách gốc 10-12 cm, rắc đều phân sau đó lấp đất và vun cao gốc lạc, vôi nên rắc trực tiếp vào thân, lá lạc. Nên phun bổ sung các loại phân bón qua lá (Komix, Atonix, KH) phun cho lạc từ 2-3 lần (ở các giai đoạn lạc có 3-4 lá thật, lạc ra hoa bói và lạc héo hoa rộ) để bổ sung thêm các chất trung, vi lượng tạo điều kiện cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo năng suất và sản lượng; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại để bảo vệ sản xuất./.

 

PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

 

 

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

862065

Trực tuyến : 185

Hôm nay : 953

Hôm qua : 1207