Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV: Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

Thứ hai, 25/05/2020 | Đã xem: 570 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Ngày 21/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu tiến hành thảo luận trực tuyến về một số dự án luật. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và các vị đại biểu Quốc hội tỉnh dự phiên họp tại điểm cầu Ninh Bình.

Đại biểu Mai Khanh (Đoàn ĐBQH tỉnh) tham gia thảo luận tại phiên họp.

Đại biểu Mai Khanh (Đoàn ĐBQH tỉnh) tham gia thảo luận tại phiên họp

Trong phiên họp buổi chiều, sau khi nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, các đại biểu đã thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật này.

 

Tham gia thảo luận tại điểm cầu Ninh Bình, đại biểu Mai Khanh tán thành với quan điểm không nên quy định Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Theo đại biểu, hoạt động giám định tư pháp không phải là hoạt động điều tra, chỉ thuần túy là hoạt động chuyên môn. Hơn nữa, Viện kiểm sát Nhân dân thực hiện quyền công tố, sử dụng kết luận của mình để quyết định việc truy tố sẽ khó đảm bảo tính khách quan.

 

Góp ý kiến về quy định Điều kiện thành lập Văn phòng giám định, đại biểu đề nghị cần cụ thể và rõ hơn nữa, nhất là về điều kiện của giám định viên. Nếu như quy định trong dự thảo có thể trong thực tế có người hoạt động trong giám định nhưng chưa bao giờ giám định một vụ việc nào.

 

Vì vậy, để tránh hình thức, đại biểu đề nghị cần quy định rõ giám định viên phải kinh qua giám định ít nhất bao nhiêu vụ việc thì mới đủ điều kiện thành lập văn phòng. Bên cạnh đó, đại biểu Mai Khanh đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc không nên đưa quy định Bố trí chỗ ngồi cho giám định viên (điều 23). Vì điều này là không cần thiết.

 

Góp ý về Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp (được quy định tại Điều 11 dự thảo Luật), đại biểu Mai Khanh đề nghị cần có quy định cụ thể hơn, nhằm tránh tình trạng giám định viên từ chối giám định mà không có lý do chính đáng, không có căn cứ.

 

Cùng với đại biểu Mai Khanh, trong phiên thảo luận, để góp phần hoàn thiện dự án Luật, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các nội dung như: quyền và nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp; thời hạn giám định; điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp...

 

Trước đó, trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội nghe: Tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự án Luật Biên phòng Việt Nam; Tờ trình, Báo cáo thẩm tra, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa dổi). Sau đó Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

 

Trong phiên thảo luận, các đại biểu dự tại hội trường Diên Hồng vàđại biểu phát biểu từ các điểm cầu đều bày tỏ nhất trí cao với báo cáo giải trình, tiếp thu về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp nhằm bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật.

 

Qua đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng tổ chức quản trị doanh nghiệp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cổđông, nhàđầu tư khi tham gia đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp.


Nguồn: baoninhbinh.org.vn

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

862235

Trực tuyến : 201

Hôm nay : 1123

Hôm qua : 1207