Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

Hội thảo khoa học “Thực trạng, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Xẩm ở Ninh Bình”

Thứ năm, 01/12/2022 | Đã xem: 299 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sáng ngày 01/12/2022, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với UBND huyện tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình” tại huyện Yên Mô. Dự hội thảo có đồng chí Vũ Thanh Lịch- Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Trưởng ban tổ chức Hội thảo khoa học và Liên hoan các câu lạc bộ nghệ thuật hát Xâm tỉnh Ninh Bình năm 2022; đồng chí Nguyễn Cao Tấn-  Phó Giám đốc Sở Du lịch; đồng chí An Đôn Nghĩa-  Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban tổ chức Hội thảo khoa học và Liên hoan các câu lạc bộ nghệ thuật hát Xẩm tỉnh; lãnh đạo phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố trong tỉnh; lãnh đạo một số phòng, ban ngành của huyện; lãnh đạo UBND xã Yên Phong, Yên Nhân; các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân và đại diện các câu lạc bộ nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã về dự.

 

Ảnh: Các đại biểu dự Hội thảo

 

Nghệ thuật hát Xẩm là một loại hình diễn xướng dân gian được lưu truyền trong đời sống người dân lao động ở đồng bằng sông Hồng. Với đặc điểm là nghệ thuật ngẫu hứng, ứng diễn, hát Xẩm có cách biểu đạt linh hoạt, nội dung phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống như: tình cảm gia đình, tình yêu nam nữ, quan điểm đạo đức, các giá trị nhân văn, nhân bản trong đời sống, niềm tự hào về quê hương, đất nước, những vấn đề mang tính thời sự xã hội... Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hát Xẩm đã phát triển sâu rộng với nhiều phong cách khác nhau, mang đậm dấu ấn riêng của nhiều vùng văn hóa. Tính đến nay, toàn tỉnh có 800 câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống sinh hoạt đều đặn, có chất lượng cao ở cả ba loại hình hát Chèo, hát Xẩm và hát Chầu văn. Trong đó, có 9 câu lạc bộ chuyên về hát Xẩm và có thực hành hát Xẩm tập trung chủ yếu ở huyện Yên Mô, đang mở rộng và xây dựng thêm một số câu lạc bộ chuyên về hát Xẩm ở huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Gia Viễn, Tam Điệp... Đặc biệt Ninh Bình cũng là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát Xẩm, là nơi gắn bó với sự nghiệp của cố nghệ nhân Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu, nghệ nhân hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX.

 

Trong những năm gần đây, Ninh Bình đã không ngừng nỗ lực, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện khoa học, bài bản, phù hợp với thực tiễn các nội dung trong Đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy nghệ thuật Hát Xẩm trên địa bàn tỉnh, làm cho hát Xẩm thực sự quay trở lại thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Ninh Bình. Hội thảo khoa học là một trong những nội dung quan trọng của đề án nhằm tham vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nghệ nhân để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về nghệ thuật hát Xẩm, tiếp tục tìm kiếm các giải pháp bền vững nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả nghệ thuật này trong đời sống đương đại, đồng thời nâng cao chất lượng của các câu lạc bộ thực hành hát Xẩm trên địa bàn tỉnh.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận về những đặc trưng bản sắc riêng của nghệ thuật Xẩm; đồng thời thảo luận và làm rõ một số vấn đề, những nội dung cốt lõi để đi đến đánh giá đúng thực trạng và đề ra giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình trong thời gian tới, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

 

Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu tập hợp hệ thống tư liệu và nghiên cứu, đánh giá giá trị, thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật Xẩm trên địa bàn; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục, nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống, những phong tục, tập quán tốt đẹp của vùng đất, con người Cố đô Hoa Lư- Ninh Bình nói chung và nghệ thuật hát Xẩm nói riêng. Qua đó khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

 

Tác giả: Lê Dung- Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện

 

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

862310

Trực tuyến : 67

Hôm nay : 1198

Hôm qua : 1207