Hôm nay, Thứ tư ngày 22/01/2025,

Hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trước tác động của Covid-19

Chủ nhật, 12/04/2020 | Đã xem: 511 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sáng 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình.

Cùng dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ngành tại 30 điểm cầu của các bộ, ngành; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố tại 63 điểm cầu tại các địa phương.

 

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Bình có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên UBND tỉnh.

 

Dịch Covid-19 đã và đang gây hệ lụy lớn đối với kinh tế toàn cầu. Hầu hết các nước và đối tác lớn của nước ta đều bị ảnh hưởng rất trầm trọng. Việt Nam là nước có độ mở nền kinh tế cao, dịch Covid-19 tác động mạnh và sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Các lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải, khách sạn, ăn uống, giải trí… bị ảnh hưởng rất nặng nề, tiếp theo là các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và tiêu dùng.

 

Trong quý I/2020, GDP của Việt Nam chỉ tăng 3,82%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2011; tuy vậy, đây là mức tăng cao nhất khu vực. Trước tác động của dịch Covid-19, nếu không có biện pháp duy trì hoạt động kinh tế - xã hội bình thường và thúc đẩy mạnh mẽ việc phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lớn về kinh tế - xã hội, kể cả bất ổn xã hội. Do đó, hội nghị này được Thủ tướng coi là hội nghị “4 trong 1” hay có thể gọi là “tất cả trong 1” nhằm huy động tổng lực các nguồn lực của đất nước với khí thế quyết tâm, tinh thần yêu nước, quật cường của nhân dân Việt Nam để chiến thắng dịch bệnh Covid-19; đồng thời nỗ lực vượt khó, vươn lên trong sản xuất và đời sống.

 

Sau hội nghị là một nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trên cả ba lĩnh vực: Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội và bảo đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong việc ứng phó với dịch Covid-19.

 

Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung làm ngay việc cấp bách trong thẩm quyền của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Quốc hội sẽ báo cáo, xin ý kiến ngay sau hội nghị này.

 

Về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, có 2 gói chính sách về tiền tệ và tài khóa: Gói chính sách tiền tệ (với tổng số 300.000 tỷ đồng) nhằm không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất; tiếp tục giảm hơn nữa lãi suất cho vay (cả khoản vay hiện có và vay mới); ngành Ngân hàng cả nước đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

 

Gói chính sách tài khóa tập trung thực hiện hiệu quả kích cầu nội địa thông qua chính sách giãn, hoãn thuế với tổng số tiền khoảng 185.000 tỷ đồng và 98% số doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.

 

Về gói hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội bố trí khoảng 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn; vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện ở địa phương đảm bảo đúng, kịp thời đúng đối tượng.

 

Về bảo đảm an ninh trật tự, Bộ Công an và tất cả các địa phương có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể, đặc biệt chú ý đến nạn trộm cắp, tội phạm hình sự phát sinh do thất nghiệp, làn sóng di cư lao động, người dân trở lại khu vực nông thôn, hành vi đầu cơ nâng giá; đồng thời, có các biện pháp trấn áp các hành vi chống phá của thế lực thù địch, lợi dụng tình hình khó khăn.

 

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg với quyết tâm, chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ trong công tác chống dịch Covid-19.

 

Việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh phải chỉ đạo sáng tạo, cụ thể, đổi mới cách làm, tìm thị trường mới, mở rộng xuất khẩu; chú ý đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt chú trọng đến phát triển nông nghiệp; tăng cường công tác đối ngoại.

 

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng kịch bản vực dậy nền kinh tế sau dịch và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Nguồn: baoninhbinh.org.vn

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

862106

Trực tuyến : 189

Hôm nay : 994

Hôm qua : 1207