Hôm nay, Thứ bảy ngày 21/12/2024,

Hội nghị góp ý kiến dự thảo Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Mô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Thứ năm, 04/03/2021 | Đã xem: 485 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Chiều ngày 4/3, UBND huyện tổ chức Hội nghị góp ý kiến dự thảo Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Mô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Sơn- TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Đặng Thái Sơn- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, Ủy viên UBND huyện, đại diện Lãnh đạo UB MTTQ Việt Nam huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

Các đại biểu dự hội nghị

Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Mô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết với mục tiêu cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh. Từ đó, khai thác có hiệu quả mối quan hệ vùng, phát huy thế mạnh về nông nghiệp- công nghiệp, làng nghề và đẩy mạnh phát triển du lịch- dịch vụ, thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn trong giai đoạn tới.

 

Về đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Mô, huyện có 17 đơn vị hành chính, với quy mô diện tích trên 14.609 ha. Dự báo đến năm 2030, quy mô dân số của huyện là khoảng 37.000 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 24,9%. Huyện được xác định sẽ phát triển không gian theo 8 tiểu vùng. Tiểu vùng kinh tế Công nghiệp- xây dựng, dịch vụ gồm các xã: Mai Sơn, Khánh Thượng, Khánh Thịnh, Khánh Dương, Yên Lâm. Đây là tiểu vùng có nhiều cụm công nghiệp và lợi thế giao thương, cũng như có nguồn nhân lực ở độ tuổi lao động dồi dào. Tiểu vùng phát triển ngành du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng chất lượng cao gồm: Yên Thắng, Yên Thành. Đây là vùng có thế mạnh về du lịch, có hồ Yên Thắng, sân golf Hoàng Gia. Tiểu vùng về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, có diện tích rộng lớn, bằng phẳng, tiếp cận với các tuyến đường giao thông đối ngoại gồm: Yên Hòa, Yên Nhân. Tiểu vùng phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại đó là: Thị trấn Yên Thịnh, Yên Phong, Yên Mạc. Đây là 3 đơn vị trung tâm hành chính của huyện, có nhiều lợi thế về công nghiệp, dịch vụ, thương mại và đã được định hướng theo định hướng phát triển đô thị chung toàn tỉnh đến năm 2050. Tiều vùng về phát triển nông nghiệp truyền thống gồm: Yên Thành, Yên Hưng, Yên Mỹ, Yên Từ. Tiểu vùng về phát triển du lịch bảo tồn kết hợp du lịch trải nghiệm làng nghề truyền thống, vùng nông nghiệp truyền thống gồm: Yên Đồng và Yên Thái. Đây là vùng có địa thế về địa hình và danh thắng tự nhiên là Hồ Đồng Thái, Động Mã Tiên, hang Suối Lô. Việc phát triển du lịch bảo tồn kết hợp du lịch trải nghiệm giúp thúc đẩy phát triển kinh tế toàn huyện nói chung và các làng nghề, các tiểu vùng phát triển nông nghiệp nói riêng. 

 

Về định hướng phát triển không gian đô thị huyện đến năm 2030 gồm có: đô thị Yên Thịnh, đô thị Lồng và đô thị Bút. Đồ án cũng đề cập cụ thể đến định hướng phát triển không gian nông thôn; định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, phát triển dịch vụ. Đối với phát triển hạ tầng xã hội gồm: công trình giáo dục, y tế, văn hóa- thể thao, thương mại, chợ. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: hệ thống giao thông, câp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải và nghĩa trang.

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã làm rõ hơn về các vấn đề liên quan đến vị trí quy hoạch, các lĩnh vực về công nghiệp, về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, dịch vụ, bổ sung thông tin quy hoạch chuyên ngành về giao thông, gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở khu du lịch...

 

Phát biểu chỉ đạo cũng như kết luận tại hội nghị đồng chí Bí thư Huyện ủy và đồng chí Chủ tịch UBND huyện cơ bản nhất trí với các nội dung, bố cục của Đồ án. Các đồng chí cũng yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị tư vấn, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đồng chí dự hội nghị, hoàn thiện Đồ án và báo cáo UBND trong thời gian sớm nhất. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn phân công tập trung nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến nhằm bổ sung, hoàn thiện Đồ án đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả và có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu, định hướng, tầm nhìn phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn mới./.

Bùi Thúy – Đài truyền thanh huyện

 

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

836787

Trực tuyến : 253

Hôm nay : 1462

Hôm qua : 1166