Hôm nay, Thứ hai ngày 07/10/2024,

Công tác kiểm tra Cải cách hành chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

Thứ hai, 12/06/2023 | Đã xem: 452 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Công tác kiểm tra là nhiệm vụ quan trọng trong công tác cải cách hành chính của huyện Yên Mô; Thông qua việc kiểm tra kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý những vướng mắc hoặc sai sót trong thực hiện nhiệm vụ được giao; Kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý những vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn.

 

Thực hiện Kế hoạch số 57/KH-UBND, ngày 12/4/2023 của UBND huyện Yên Mô về thẩm định xác định chỉ số cải cách hành chính các xã, thị trấn năm 2022; Quyết định số 1853/QĐ-UBND, ngày 24/4/2022 về việc thành lập Tổ công tác thẩm định, xác định chỉ số cải cách hành chính các xã, thị trấn năm 2022.

 

Tổ công tác thẩm định, xác định chỉ số cải cách hành chính của huyện đã tiến hành kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2022 tại 17/17 xã thị trấn trên địa bắt đầu từ ngày 29/5/2023 đến 8/6/2023.

 

Tổ công tác thẩm định, xác định chỉ số cải cách hành chính của huyện gồm: đồng chí An Đôn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện, Tổ trưởng tổ thẩm định; đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng phòng Nội vụ, Tổ phó tổ thẩm định; đồng chí Nguyễn Xuân Bính, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, thành viên và các đồng chí công chức của các phòng: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính – Kế hoạch, Văn phòng HĐND&UBND, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả củaUBND huyện.

 

Làm việc với Tổ công tác thẩm định, xác định chỉ số cải cách hành chính của huyện là đại diện lãnh đạo của 17 xã, thị trấn và các cán bộ, công chức có liên quan của các xã, thị trấn.

 

 

 

 

Tổ thẩm định làm việc tại các xã, thị trấn

 

Tổ thẩm định của huyện đã tiến hành kiểm tra 17/17 xã, thị trấn trên địa bàn với 8 lĩnh vực tiêu chí, thành phần về các nội dung kiểm tra cụ thể như sau: Công tác chỉ đạo, điều hành; Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử số; Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và phát triển khinh tế - xã hội.

 

Kết quả kiểm tra cho thấy UBND các xã, thị trấn đã ký số 100% các văn bản trên hệ thống chuyển nhận và lưu trữ tài liệu số đảm bảo đúng quy định; Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tra cứu và thực hiện các thủ tục hành được các xã triển khai thực hiện; Các thủ tục hành chính được tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo đúng yêu cầu trên cổng dịch vụ công Ninh Bình đảm bảo đúng quy định; việc công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện TTHC được thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các xã, thị trấn…

 

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, Tổ thẩm định kiểm tra thẩm định của huyện đã chỉ ra rõ một số tồn tại, hạn chế của UBND các xã, thị trấn như sau:Các xã, thị trấn chưa xây dựng sáng kiến giải pháp, giải pháp trong công tác cải cách hành chính; hình thức tuyên truyền chưa phong phú; một số xã, thị trấn không phát sinh hồ sơ trực tuyến; Việc niêm yết TTHC chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời…

 

Tại các buổi thẩm định kiểm tra của huyện, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng phòng Nội vụ, Tổ phó tổ thẩm định đã kiến nghị với các 17 xã, thị trấn cần: chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế của tổ thẩm định kiểm tra đưa ra; chủ động xây dựng các sáng kiến cải cách hành chính của đơn vị; đổi mới linh hoạt phương pháp tuyên truyền; kịp thời niêm yết các thủ tục hành chính có nội dung thay đổi…Đặc biệt tiếp tục quán triệt chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

 

Kết thúc cuộc kiểm tra lãnh đạo 17 xã, thị trấn và các công chức có liên quan đã tiếp thu các ý kiến của các thành viên tổ thẩm định kiểm tra đưa ra.

 

Qua kiểm tra công tác kiểm tra cải cách hành chính tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Góp phần hoàn thành các nhiệm vụ cải cách hành chính của huyện nâng cao chỉ số cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn, từng bước xây dựng Chính quyền điện tử, hướng đến xây dựng Chính quyền số đặc biệt là nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng, lợi ích và hiệu quả của Chính quyền số.

 

Tác giả: Nguyễn Quyết Tiến – Chuyên viên phòng Tư pháp huyện

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

755740

Trực tuyến : 18

Hôm nay : 107

Hôm qua : 2249