Hôm nay, Thứ năm ngày 10/10/2024,

CÔNG ĐIỆN số 05 của UBND huyện Yên Mô về việc tập trung ứng phó với mưa, lũ

Thứ năm, 12/09/2024 | Đã xem: 78 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Ngày 12/9/2024, UBND huyện Yên Mô có Công điện số 05/CĐ - UBND về việc tập trung triển khai ứng phó với mưa lũ, gửi: Các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện; Thủ trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan trên địa bàn huyện; Điện lực Yên Mô, Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi huyện; Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn; Giám đốc các Hợp tác xã nông nghiệp.

 

Ảnh: Do mưa lũ nên nước sông Hoàng Long dâng cao.

 

 

Công điện nêu rõ: Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Bình, lúc 16 giờ ngày 12/9/2024 mực nước sông Hoàng Long tại bến Đế là 4,92 m (trên báo động 3: 0,92m); tại Gián khẩu là 4,43 m (trên báo động 3: 0,73m); sông Đáy tại Ninh Bình 4,14 m (trên báo động 3: 0,64m), trên mức đỉnh lũ lịch sử năm 2017 là 0,20 m. Dự báo trong 12-24 giờ tới mực nước trên các sông tiếp tục lên, cụ thể: Hoàng Long tại bến Đế là (5,20-5,40m), tại Gián khẩu là (4,60-4,80m), sông Đáy tại Ninh Bình là (4,15- 4,35m), trên báo động 3 từ (0,65-0,85m). Hồi13h00 ngày 12/9/2024, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã ban hành Lệnh di dân khẩn cấp vùng phân lũ, xả lũ trên địa bàn huyện Gia Viễn và Nho Quan để chủ động vận hành tràn Lạc Khoái. Thực hiện Công điện số 24/CĐ-UBND ngày 12/9/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc tập trung ứng phó với mưa lũ, để chủ động ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các phòng, ban, ngành, đoàn thể; thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tập trung triển khai các nội dung sau:

 

1. Thực hiện nghiêm túc Công điện số 23/CĐ-UBND ngày 10/9/2024, Công điện số 24/CĐ-UBND ngày 12/9/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình và Công điện số 04/CĐ-UBND ngày 11/9/2024 của Chủ tịch UBND huyện.

 

2. Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn:

 

- Tăng cường tuyên truyền đến nhân dân các biện pháp chủ động ứng phó với mưa lũ, lụt; huy động tối đa lực lượng Công an, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, lực lượng quản lý đê nhân dân tổ chức trực, tuần tra 24/24 từng km đê và các cống dưới đê trên địa bàn quản lý. Kịp thời phát hiện, xử lý ngay các sự cố có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ.

 

- Rà soát, kiểm tra, sẵn sàng triển khai trên thực tế các phương án hộ đê toàn tuyến; phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu theo phương châm “bốn tại chỗ”; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị tại các trọng điểm xung yếu để kịp thời triển khai hộ đê, xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu.

 

- Tiếp tục rà soát, triển khai ngay phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân sinh sống tại các khu vực ngoài đê, kiên quyết không để người dân ở lại các khu vực nguy hiểm khi lũ lên cao (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân).

 

- Tổ chức kiểm tra cầu, cống, các vị trí đường thấp, trũng trên các trục giao thông, khi phát hiện không an toàn tổ chức cấm người và phương tiện đi lại, hướng dẫn người dân lưu thông theo đường khác. Trong 48h tới, cấm xe ô tô tải, xe tô tô từ 9 chỗ ngồi trở lên lưu thông trên cầu Giang Khương, xã Yên Thành; cấm ô tô lưu thông trên cầu Tu cũ, xã Yên Thắng.

 

3. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện; các cơ quan của huyện phụ trách các xã, thị trấn: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công, xuống cơ sở để chỉ đạo ngay công tác ứng phó, đảm bảo an toàn đê, chống tràn khi nước dâng cao. Thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN các xã, thị trấn thực hiện trực nghiêm túc, đủ 100% quân số 24/24.

 

4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tham mưu Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện triển khai các phương án hộ đê, phương án bảo vệ trọng điểm đê điều và phương án chống úng. Phân công cán bộ tăng cường xuống cơ sở để tham gia cùng kiểm tra, rà soát, thực hiện phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu, tham mưu kịp thời xử lý các sự cố xảy ra ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn cho các tuyến đê. Tham mưu triển khai các phương án hạn chế thấp nhất thiệt hại tới sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

 

5. Hạt Quản lý đê Yên Khánh: Tổ chức kiểm tra đê, kè, cống trên đê kịp thời phát hiện các sự cố, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời.

 

6. Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi huyện chủ trì, phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các HTXNN sẵn sàng thực hiện phương án tiêu úng để bảo vệ đời sống nhân dân và sản xuất nông nghiệp.

 

7. Điện lực Yên Mô đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ công tác tiêu úng.

 

8. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện: Phát tin, bài về mức nước lũ; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân kỹ năng ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất, ngập úng cục bộ, tuyệt đối không để người dân chủ quan, lơ là. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của công điện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện kiêm Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện về công tác chỉ đạo, ứng phó với mưa, lũ./.

 

Hết công điện

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

760804

Trực tuyến : 28

Hôm nay : 799

Hôm qua : 1374