Hôm nay, Thứ bảy ngày 21/12/2024,

Bài phỏng vấn: Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam huyện trong công tác thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021- 2026

Thứ ba, 18/05/2021 | Đã xem: 559 | Nhận xét: 11
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Với vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong bầu cử “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước”. Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong huyện đã và đang tiến hành các bước của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 theo hướng linh hoạt, phù hợp khách quan với tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo đúng luật. Để nắm rõ hơn về vai trò và nhiệm vụ của MTTQ trong thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026, phóng viên Trung tâm VHTT & TT huyện đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Thị Thu Hiền- Ủy viên BTV Huyện ủy- Trưởng ban Dân vận Huyện ủy- Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện- Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử huyện Yên Mô.

Ảnh: Đ/c Bùi Thị Thu Hiền- Ủy viên BTV Huyện ủy- Trưởng ban Dân vận Huyện ủy- Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện- Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử huyện Yên Mô

 

1/ Phóng viên: Thưa đồng chí, với vai trò của mình, MTTQ Việt Nam huyện Yên Mô đã tham gia vào những nội dung nào của công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026?

 

- Đồng chí Bùi Thị Thu Hiền: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 có 98 điều thì có 40 điều quy định về vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác bầu cử. Theo đó, nội dung công tác của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong bầu cử bao gồm 6 nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là: Phối hợp cùng với cơ quan nhà nước thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử và cử đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử cùng cấp. Hai là: Chủ trì tổ chức hiệp thương, lựa chọn giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Ba là: Chủ trì phối hợp với chính quyền cùng cấp ở xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị cử tri ở nơi cư trú, để lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri trước khi tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba lựa chọn, lập danh sách chính thức giới thiệu người ứng cử. Bốn là: Chủ trì tổ chức các hội nghị cử tri để ứng cử viên gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri, thực hiện quyền vận động bầu cử. Năm là: Tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện quyền bầu cử, tự mình đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử và Sáu là thực hiện quyền kiểm tra, giám sát đối với công tác bầu cử.

 

2/Phóng viên: Để lựa chọn được những người có đức, có tài thì trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ này có quy định mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp phải được sự đồng ý vượt quá 50% tổng số cử tri nơi cư trú. Ý kiến của đồng chí về quy định mới này như thế nào ạ?

 

Đồng chí Bùi Thị Thu Hiền: Thực hiện Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14, ngày 11/1/2021 quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử; lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung. Tại Chương II, Điều 6 nêu rõ: người được giới thiệu ứng cử là người được trên 50% tổng số cử tri có mặt tín nhiệm, trường hợp có nhiều người cùng trên 50% tổng số cử tri có mặt thì người được giới thiệu được xác định theo kết quả biểu quyết từ trên cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng được phân bổ. Trường hợp kết quả được biểu quyết ngang nhau thì người chủ trì hội nghị lập danh sách biểu quyết lại và lấy người có kết quả biểu quyết cao hơn.

 

3/ Phóng viên: Bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 có nhiều điểm mới. Xin đồng chí cho biết những điểm mới của đợt bầu cử lần này?

 

Đồng chí Bùi Thị Thu Hiền: So với nhiệm kỳ trước, trình tự thủ tục trong quy trình bầu cử không có sự thay đổi nhiều vì vẫn áp dụng Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Tuy nhiên, vì Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương có sửa đổi, bổ sung nên cũng ít nhiều tác động đến công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. Theo đó, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan cũng có nhiều điểm mới để phù hợp với quy định của luật mới sửa đổi, là cơ sở để các cơ quan, tổ chức triển khai áp dụng thực hiện.

 

Thứ nhất: Về điều kiện quốc tịch khi tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. So với nhiệm kỳ trước, khi thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi, bổ sung năm 2020) là Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm tiêu chuẩn chỉ có 01 quốc tịch Việt Nam.

 

Thứ hai: Về số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND: Thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2020, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019 thì số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 có sự thay đổi so với các nhiệm kỳ trước.

 

Về số lượng đại biểu HĐND: Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân giảm đều ở từng cấp tùy thuộc vào số dân và loại hình đơn vị hành chính. Cụ thể: Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã giảm 4 đến 6 đại biểu; Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện giảm 5 đại biểu; Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giảm 10 đại biểu. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh giảm 10 đại biểu.

 

Về cơ cấu của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND: Cơ cấu của đại biểu Quốc hội: Mặc dù số lượng đại biểu Quốc hội được bầu được ấn định là 500 đại biểu (bằng số đại biểu Quốc hội được bầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV). Tuy nhiên, cơ cấu đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ tăng 5% so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (Luật Tổ chức Quốc hội được sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định số đại biểu chuyên trách tăng từ 35% lên 40%). Cơ cấu của Thường trực Hội đồng nhân dân và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách có sự thay đổi:

 

Thứ ba: Việc xác định độ tuổi theo Bộ luật Lao động năm 2019: Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Trong đó có quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 (cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ kể từ năm 2021). Do đó, việc chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có thay đổi để phù hợp với lộ trình điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật lao động.

 

Thứ tư: Để đáp ứng yêu cầu của những điểm mới, công tác chuẩn bị bầu cử đã được triển khai từ sớm, ngay từ giữa năm 2019. Từ đó, tạo sự chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo bầu cử, các hoạt động hướng dẫn và bảo đảm các điều kiện cở vật chất cho cuộc bầu cử kịp thời triển khai.

 

Bên cạnh đó, điểm mới trong các hướng dẫn bầu cử nhiệm kỳ này cũng đề cập tới việc tổ chức các hoạt động đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch Covid-19.

 

Vâng xin cảm ơn đồng chí!

 

T/h: Bùi Thúy – Trung tâm Văn hóa, Thể thao- Truyền thanh huyện

Nhận xét của bạn đọc

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

836689

Trực tuyến : 220

Hôm nay : 1364

Hôm qua : 1166