Hôm nay, Thứ năm ngày 28/03/2024,

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Thứ tư, 28/08/2019 | Đã xem: 2647 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 9 điểm ( 2 đánh giá )

Khi tái lập huyện, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống thủy lợi lạc hậu, xuống cấp, sản xuất vụ mùa bấp bênh, giá trị thu hoạch 1 ha canh tác chỉ đạt 21 triệu đồng/ha/năm; ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún, bình quân mỗi hộ có tới 13,8 mảnh ruộng, khó khăn để áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Chăn nuôi-thủy sản chủ yếu là tận dụng, năng suất thấp, sản xuất hàng hóa kém phát triển.

Sau 25 năm tái lập huyện, được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, đảng bộ và nhân dân trong huyện đã huy động tối đa mọi nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm. Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp, cải tạo đảm bảo chủ động tưới tiêu và phòng chống thiên tai, nhất là hạ tầng kỹ thuật các vùng sản xuất hàng hóa tập trung được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu thâm canh, tăng năng suất, đảm bảo an toàn thực phẩm. Năm 2014 huyện đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng, mỗi hộ chỉ còn 1,9 thửa, trong đó có 10.148 hộ chỉ còn 1 thửa ruộng (chiếm 35,4 %). Nhân dân đã tự nguyện hiến, góp 183,8 ha đất nông nghiệp và đóng góp 37.687 triệu đồng để chỉnh trang, nâng cấp cải tạo 1.042 tuyến giao thông, 1.333 tuyến kênh nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Sau dồn điền đổi thửa năm 2014, đất đai đã dồn đổi tập trung hơn, tuy nhiên về quy mô vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung.

Đ/c Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm quan mô hình trồng cà chua theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Mai Sơn

Để giải quyết vấn đề trên, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung chỉ đạo công tác tích tụ ruộng đất, vận động các hộ có vốn, kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý để thuê thêm đất ngân sách xã, thuê hoặc chuyển nhượng đất 313 của các hộ khác để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, điển hình như hộ ông Vũ Đức Thiện ở xã Yên Thành đã nhận chuyển nhượng 13 ha đất 313 của các hộ ở xã Yên Mạc; ông Tống Viết Lư ở xã Mai Sơn đã thuê, chuyển nhượng 7 ha để sản xuất nông sản VietGap... Đến nay toàn huyện đã có 738 hộ tích tụ được gần 1.000 ha đất nông nghiệp để sản xuất lúa-cá, trồng cây ăn quả kết hợp nuôi thủy sản, xây dựng ao nổi, phát triển trang trại, gia trại cho hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình chuối – cá mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 22/4/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2016-2020, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của nhân dân, trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện chuyển dịch mạnh từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn như vùng sản xuất rau cần, rau rút hàng hóa với quy mô 70 ha ở xã Yên Hòa đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa, truy xuất nguồn gốc; vùng sản xuất rau an toàn Phúc Lại, xã Yên Từ với diện tích 47 ha được đầu tư hệ thống tưới nước tiên tiến; vùng sản xuất rau, quả VietGap ở xã Mai Sơn, xã Khánh Dương chuyên sản xuất rau sạch, hành, hẹ Hàn Quốc, ngải cứu, ớt xuất khẩu có quy mô 40 ha được doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua 100% sản phẩm; vùng sản xuất ngô ngọt xuất khẩu ở vụ đông với quy mô hàng trăm ha tại xã Yên Phong, Yên Lâm, Yên Thái; vùng sản xuất khoai tây hàng hóa phục vụ chế biến xuất khẩu với quy mô 100 ha ở Yên Thái, Yên Lâm, Yên Mạc. Hàng năm trên địa bàn huyện đã có trên 500 ha ngô ngọt, đậu tương rau xuất khẩu, đậu xanh, ớt, hành, hẹ, ngải cứu... được liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, đảm bảo giá cả nông sản ổn định, giúp nhân dân yên tâm sản xuất, hạn chế được tình trạng “được mùa mất giá”.

Mô hình ứng dụng tưới phun sương trồng hành, hẹ, ngải cứu xuất khẩu

ở HTX Liên Dương, xã Khánh Dương

Chăn nuôi chuyển dịch mạnh từ phương thức tận dụng sang hướng công nghiệp, trang trại, gia trại, đảm bảo an toàn sinh học. Toàn huyện hiện nay có 27 trang trại chăn nuôi, tổng hợp đạt tiêu chí theo Thông tư số 27/TT-BNN&PTNT có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, 01 trang trại được tổ chức VINACERT cấp giấy chứng nhận VietGap và có 301 gia trại có doanh thu hàng năm trên 500 triệu đồng. Hầu hết các trang trại được xây dựng khép kín, có hệ thống làm mát không khí đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sinh học. Bên cạnh các con nuôi truyền thống các hộ đã mạnh dạn nuôi các con nuôi đặc sản như gà Đông Tảo, gà rừng, vịt trời, lợn rừng. Trên địa bàn huyện đã có 3 trang trại nuôi thỏ Newzealand có quy mô 7.000 con/lứa phục vụ chế biến xuất khẩu.

 Sản xuất thủy sản phát triển mạnh, nhất là ở các xã chiêm trũng như Yên Đồng, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Hòa…trước đây ruộng trũng là “bất lợi”, không ai muốn nhận thì nay đã trở thành “lợi thế” trong sản xuất nông nghiệp. Các xã, thị trấn đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản kết hợp cấy lúa, trồng cây ăn quả kết hợp nuôi thủy sản và “ao nổi”. Đến nay toàn huyện đã chuyển đổi được 724 ha ruộng trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác mới cho giá trị thu nhập từ 250-300 triệu đồng/ha/năm, cao hơn cấy lúa từ 3-5 lần. Các mô hình trồng chuối tây Thái Lan kết hợp nuôi cá, nuôi cá thâm canh trên cao nổi là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi cho giá trị thu hoạch từ 400-500 triệu đồng/ha. Trên địa bàn huyện đến nay đã hình thành được nhiều vùng sản xuất thủy sản tập trung quy mô lớn tại các xã Yên Đồng, Yên Thắng, Yên Hòa… có quy mô hàng chục ha cho hiệu quả kinh tế cao… Giá trị thu nhập bình quân 1 ha canh tác năm 2019 ước đạt 127,5 triệu đồng/năm, tăng 6 lần so với năm 1994. Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành được 08 HTX ngành hàng và 12 tổ hợp tác để tổ chức sản xuất ,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nhân dân yên tâm sản xuất./.

PHÒNG NÔNG NGHIỆP&PTNT

Nhận xét của bạn đọc

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

570380

Trực tuyến : 11

Hôm nay : 675

Hôm qua : 518