Hôm nay, Thứ sáu ngày 29/03/2024,

Yên Mô: Hiệu quả bước đầu triển khai phòng họp trực tuyến đến xã, thị trấn

Thứ tư, 19/02/2020 | Đã xem: 655 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính, đồng thời tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hội họp cấp huyện cũng như đổi mới, nâng cao chất lượng việc quán triệt, học tập và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đến cán bộ, đảng viên, thời gian qua, huyện Yên Mô đã triển khai lắp đặt các phòng họp trực tuyến từ huyện tới xã, thị trấn, góp phần tiết kiệm chi phí tổ chức hội nghị, tạo sự nhất quán, thống nhất về thông tin lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, giúp lãnh đạo xã, thị trấn tiếp cận với phương pháp làm việc khoa học, nâng cao hiệu quả hoạt động của xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Người dân đến giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Yên Lâm (Yên Mô).

Xã miền núi Yên Thành của huyện Yên Mô là đơn vị có sự đầu tư cho phòng họp trực tuyến của xã. Đồng chí Trần Đình Chiến, Chủ tịch UBND xã Yên Thành cho biết: Căn cứ sự chỉ đạo của tỉnh và của huyện về tổ chức, triển khai học tập Nghị quyết qua hội nghị trực tuyến, tháng 4/2019, được sự hỗ trợ của huyện, của Tập đoàn Viettel chi nhánh Ninh Bình đã về lắp đặt các thiết bị tiếp sóng – phát chương trình trực tuyến giúp xã có thiết bị kịp thời triển khai các hội nghị ngay trong năm. Bước đầu triển khai việc học tập Nghị quyết, hội họp trực tuyến trên địa bàn xã cho thấy rất thiết thực, hiệu quả với cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ địa phương. Bên cạnh đó, việc tổ chức hội nghị qua hình thức trực tuyến giúp cán bộ cấp cơ sở không phải đi xa, giảm chi phí đi lại, tiết kiệm được thời gian. Điều đặc biệt là trước đây với các cuộc họp thông thường, cán bộ, công chức của xã không thể cùng dự mà chỉ cử 1-2 người đại diện. Họp trực tuyến tập trung được đầy đủ thành phần, số lượng cán bộ, công chức do đó không phải nghe truyền đạt lại từ người khác, tránh sai lệch thông tin.

Ông Lương Văn Huê, Chủ tịch Hội CCB xã Yên Thành cho biết: Trước đây chúng tôi nắm bắt nghị quyết qua tuyên truyền viên cấp huyện truyền đạt trước Đảng bộ xã. Mặc dù nội dung rất đầy đủ nhưng chưa được sâu rộng như các báo cáo viên Trung ương truyền đạt. Năm 2019, qua việc học trực tuyến tôi thấy rất hiệu quả, cán bộ, đảng viên được nghe trực tiếp các báo cáo viên truyền đạt những nội dung rất quý báu, kiến thức được sâu rộng hơn, giúp cán bộ, đảng viên hiểu sâu hơn về nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đối với xã Yên Mỹ, việc triển khai phòng họp trực tuyến chính là bước tiến trong ứng dụng tiến bộ về khoa học công nghệ của xã nông thôn mới. Đồng chí Đỗ Thị Tuyết, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Yên Mỹ cho biết: Lợi ích to lớn nhất mà xã được hưởng từ dịch vụ triển khai phòng họp trực tuyến cấp xã là tiết kiệm được thời gian đi lại. Lãnh đạo xã không phải mất ngày, mất buổi lên huyện dự họp, ngồi tại cơ quan vẫn dự họp, thậm chí có thể tranh thủ giải quyết được một số công việc có tính cấp bách ngay tại cơ quan mình.

Hướng tới chính quyền điện tử trên địa bàn huyện, thời gian qua, huyện Yên Mô đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ hành chính công cũng như tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm điều hành bộ máy hành chính thông suốt từ huyện tới xã. Bước tiến tích cực trong thực hiện chính quyền điện tử ở huyện Yên Mô chính là việc triển khai các phòng họp trực tuyến tới cấp cơ sở. Ngay từ đầu năm 2019, huyện Yên Mô đã phối hợp với Tập đoàn Viettel chi nhánh Ninh Bình xây dựng hệ thống phòng họp trực tuyến đến UBND cấp xã, thị trấn; hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật để đơn vị cấp xã sử dụng có hiệu quả hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến. Đến nay, 17/17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ lắp đặt hệ thống phòng họp trực tuyến. Đây là kênh trao đổi thông tin, giao ban, định hướng công việc trực tiếp, không qua văn bản giấy tờ của huyện đối với xã, thị trấn.

Ưu điểm lớn nhất của hệ thống phòng họp trực tuyến là cùng lúc tất cả các đối tượng đều được học tập nghị quyết, dự họp giao ban ở một thời gian nhất định, thay cho việc triển khai theo kiểu truyền thống từng bước, từng cấp với thời gian khác nhau như trước đây. Từ đó, các ý kiến chỉ đạo sẽ được cán bộ xã trực tiếp phụ trách lĩnh vực tiếp thu. Những kiến nghị, đề xuất từ cơ sở được phản ánh khách quan, chi tiết và đầy đủ hơn, giúp lãnh đạo huyện kịp thời nắm bắt tình hình, tạo thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành. Đây là bước đột phá mới trong ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện, tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, góp phần cải cách thủ tục hành chính; từng bước xây dựng chính quyền điện tử và nền hành chính hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. 

Nguồn: Tiến Minh/baoninhbinh.org.vn

Nhận xét của bạn đọc

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

570701

Trực tuyến : 14

Hôm nay : 318

Hôm qua : 678