Hôm nay, Thứ sáu ngày 29/03/2024,

Thông tin điều hành - Chính sách xã hội -Giảm nghèo về thông tin

Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại lúa vụ Đông Xuân năm 2019

Thứ hai, 22/04/2019 | Đã xem: 2274 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 1 điểm ( 1 đánh giá )

Vụ đông xuân năm 2019 toàn huyện gieo cấy 6.470,9 ha lúa, nhìn chung thời tiết từ đầu vụ tới nay tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Ngay từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 trên đồng ruộng đã xuất hiện bệnh đạo ôn hại lá gây hại rải rác trên diện tích lúa xanh tốt, giống nhiễm như LT2, Bắc thơm số 7, Nếp, Thiên ưu 8..., các hộ nông dân đã tiến hành phun trừ bệnh đạo ôn lá trên những diện tích có tỷ lệ bệnh từ 3% số lá có vết bệnh trở lên đạt hiệu quả cao. Đến nay, trà lúa gieo cấy sớm đang giai đoạn đòng non, lúa đại trà đang giai đoạn phân hóa đòng, qua kết quả điều tra diễn biến dịch hại trên đồng ruộng cho thấy hiện nay một số đối tượng sâu bệnh hại đang phát sinh và có khả năng gây hại nặng trên các trà lúa như: rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2, bệnh khô vằn... Nếu không phát hiện và phun trừ kịp thời, sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa cuối vụ.

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2: Hiện tại, rầy cám lứa 2 đang bắt đầu nở rộ và tiếp tục nở đến ngày 22/4, dự kiến mật độ rầy nở hết lứa trung bình: 800 con/m2; nơi cao: 1.500-3.000 con/m2; cá biệt ổ 4.000-5.000 con/m2 (Yên Lâm, Yên Mạc, Khánh Thịnh…), quy mô mức độ hại cao hơn vụ đông xuân năm 2018.  Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 2: sâu nở rải lứa, hình thành 2 cao điểm gây hại: Cao điểm 1 sâu non đã nở rộ từ 25/3-01/4, mật độ trung bình 15 con/m2, nơi cao 20-30 con/m2 (Khánh Thịnh, Yên Hưng, Yên Nhân...) gây hại rải rác những diện tích lúa xanh tốt, hiện tại sâu non cao điểm 1 đang rộ tuổi 5 đến nhộng; cao điểm 2 sâu non nở rộ từ ngày 10-15/4, mật độ trung bình 25 con/m2, nơi cao 50-60 con/m2 (Khánh Thịnh, Yên Lâm, Yên Nhân, Yên Thái...) gây hại rộng trên các trà lúa. Đối với bệnh khô vằn: hiện nay bệnh đã phát sinh và gây hại trên những diện tích lúa gieo cấy dày, bón nhiều đạm, trong thời gian tới bệnh tiếp tục gây hại tăng nhanh trên tất cả các trà lúa trên địa bàn huyện. Ngoài ra, chuột tiếp tục gây hại trong thời gian tới. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên trà lúa trỗ trước ngày 05/5.

Để tạo điều kiện sinh trưởng, phát triển thuận lợi, hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, đạt năng suất và sản lượng cuối vụ cao, phấn đấu giành thắng lợi sản xuất vụ đông xuân năm 2019, các hộ nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: bón hết lượng phân kali còn lại, đảm bảo đủ nước tạo điều kiện cho lúa làm đòng và trỗ bông thuận lợi, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng:

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2: Phun trừ trên những ruộng có mật độ từ 2.000 con/m2 trở lên khi rầy rộ tuổi 2 bằng một trong các loại thuốc nội hấp đặc hiệu như: Sutin 5EC, 50SC; Penaltyl 40WP, Chess 50WG, Palano 600WP...

Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 2: Phun trừ trên những ruộng có mật độ sâu từ 20 con/m2 trở lên. Vì thời điểm phun trừ, sâu cuốn lá đang ở tuổi 3, tuổi 4 nên chỉ sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Emamectin, Indoxacarb để phun trừ như: Clever 150SC, 300WG; Silsau 4.5EC; Dylan 5WP...

Đối với bệnh khô vằn: Phun trừ trên những ruộng có tỷ lệ bệnh ³ 5% số dảnh bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Moren 25WP, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Goldvil 50SC... .

Lưu ý: Nên phun kết hợp thuốc trừ rầy, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh khô vằn để tiết kiệm công phun, thời gian phun trừ từ ngày 18-22/4, nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên bao nhãn, vỏ thuốc.

Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Phun phòng bệnh theo tiến độ lúa trỗ trên những ruộng đã bị bệnh đạo ôn lá, ruộng xanh tốt, gần nguồn bệnh, giống nhiễm. Thời gian phòng trừ khi lúa thấp tho trỗ từ 3-5%. Đối với những ruộng bị đạo ôn lá nặng cần phun kép 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Kasoto 200SC, Bump 650 WP, Katana 20SC, Kabim 30WP, Filia 525EC… Nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên bao nhãn, vỏ thuốc.

PHÒNG NÔNG NGHIỆP&PTNT

         

Nhận xét của bạn đọc

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

571288

Trực tuyến : 18

Hôm nay : 905

Hôm qua : 678