Hôm nay, Thứ năm ngày 18/04/2024,

Thông tin điều hành - Chính sách xã hội -Giảm nghèo về thông tin

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN LÁ VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2019

Thứ tư, 27/03/2019 | Đã xem: 706 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Vụ đông xuân năm 2019, toàn huyện đã gieo cấy 6.470,9 ha lúa. Nhìn chung thời tiết đầu vụ cơ bản thuận lợi cho gieo trồng, chăm sóc, sinh trưởng, phát triển của cây lúa và cây màu. Đến nay, trà lúa gieo cấy sớm đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, lúa đại trà đang đẻ nhánh rộ, sinh trưởng, phát triển tốt. Do thời tiết mưa ẩm, nhiệt độ thấp nên bệnh đạo ôn hại lá đã xuất hiện, gây hại rải rác trên diện tích lúa xanh tốt, các giống nhiễm như: LT2, Bắc Thơm số 7, Nếp, Thiên Ưu 8... trên địa bàn các xã: Yên Nhân, Yên Mạc, Khánh Thịnh, Yên Thái... tỷ lệ bệnh nơi cao từ 5-10% số lá, cá biệt từ 20-60% số lá, cấp bệnh phổ biến C1,3.

Trong thời gian tới, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi với nguồn bệnh sẵn có trên đồng ruộng, bệnh đạo ôn hại lá sẽ lây lan, gây hại nặng trên diện rộng. Nếu không phát hiện và phun trừ kịp thời sẽ xuất hiện nhiều ổ lùn lụi, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa cuối vụ. Để hạn chế thiệt hại do bệnh đạo ôn lá gây ra, các hợp tác xã nông nghiệp cần tuyên truyền, phổ biến để các hộ nông dân nhận biết và thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn lá cụ thể như sau:

1. Triệu trứng của bệnh đạo ôn lá: Bệnh đạo ôn lá là do nấm gây ra, bệnh thường phát sinh trong điều kiện nhiệt độ từ 18-250C và ẩm độ cao trên 90%, vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu sau chuyển màu xám nhạt. Vết bệnh biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm của các giống. Trên các giống lúa nhiễm như: LT2, Bắc thơm số 7, Nếp, Thiên ưu 8... vết bệnh to, hình thoi màu nâu nhạt có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu xám tro. Bệnh hại nặng thì các vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá lúa bị cháy, cây bị lùn lụi. Trên các giống chống chịu với bệnh đạo ôn thì vết bệnh là những chấm nhỏ hình dạng không đặc trưng. Các giống có phản ứng trung gian, vết bệnh hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, xung quanh vết bệnh có viền màu nâu.

2. Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn lá:

- Trên những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn hại lá thì dừng bón tất cả các loại phân, đặc biệt là phân đạm. Không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng từ 3-5cm.

- Tiến hành phun trừ trên những ruộng có tỷ lệ bệnh từ 3% số lá có vết bệnh trở lên bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Bump 650WP, Katana 20SC, Kasoto 200SC, Bamy 75WP, Kabim 30WP, BeamSuper 75WP, Fuji-one 40WP... Nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên vỏ thuốc, bao nhãn.

Chú ý: Những diện tích lúa đã bị bệnh đạo ôn lá nặng cần ngắt bỏ bớt lá bị bệnh, vùi sâu trong đất sau đó tiến hành phun kép từ 2-3 lần, lần 2 cách lần 1 từ 3-5 ngày và phải đảm bảo đủ lượng nước thuốc từ 20-30 lít/sào.

Chỉ phun trừ cho diện tích lúa bị bệnh đạo ôn có tỷ lệ bệnh từ 3% số lá trở lên, không phun trừ tràn lan để bảo vệ thiên địch, tránh gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại về kinh tế.

PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

.

 

 

 

Nhận xét của bạn đọc

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

584511

Trực tuyến : 19

Hôm nay : 427

Hôm qua : 649