Hôm nay, Thứ bảy ngày 20/04/2024,

Thông báo

Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi và thủy sản vụ Đông Xuân 2018

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương, vụ đông năm 2018 và vụ đông xuân năm 2018 -2019 các tỉnh phía Bắc sẽ bị ảnh hưởng  một số đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, nhiệt độ xuống thấp và kéo dài, có ngày nhiệt độ xuống dưới 120C, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và sức khỏe của vật nuôi và thủy sản.

Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, thủy sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Phòng Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Đối với trâu, bò

- Chuồng trại: Chủ động gia cố, che chắn, đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng. Dự trữ củi, trấu, mùn cưa... để đốt, sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại.

- Thức ăn: Thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Chuẩn bị thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...), khoáng, Vitamin để cung cấp đủ cho gia súc trong những ngày giá rét.

- Chăm sóc nuôi dưỡng:

+ Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng; trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.
          + Cho trâu, bò ăn đủ lượng các loại (cỏ xanh, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê) với lượng từ 30-40 kg và 3,5kg thức ăn tinh (là bột ngô, sắn, cám gạo...) trong một ngày đêm đối với 01 trâu, bò có khối lượng 300 kg.

+ Bổ sung muối ăn với lượng 15g/ngày đêm (tương đương với 3 thìa cà phê) bằng cách hoà vào nước uống (nước ấm là tốt nhất) cho trâu, bò uống.

+ Tuyệt đối không thả rông trâu, bò; không sử dụng cho trâu, bò để cày kéo khi nhiệt độ dưới 120C, mặc áo chống rét bằng bao tải gai, bao tải dứa để giữ ấm cho trâu, bò.

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò, theo quy định như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng …

2. Đối với lợn

- Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh chuồng nuôi, không để gió lùa nhất là vào ban đêm; làm chuồng úm đối với lợn con theo mẹ. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa, rét.

- Cho uống đủ nước sạch, ấm, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn.

          - Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột…

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, Tai xanh, Lở mồm long móng…

3. Đối với gà.

- Chuẩn bị đầy đủ phên, bạt để che chắn, chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gà trong những ngày rét đậm, rét hại.

- Mật độ nuôi hợp lý đối với gà đẻ: 6-8 con/m2; gà thịt: 8-10 con/m2.
          - Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà; cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà.

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng.

- Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột…

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm đặc biệt là: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro…

Ngoài các biện pháp đã thực hiện như trên, cần theo dõi thường xuyên tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời khi đàn vật nuôi có biểu hiện ảnh hưởng do đói, rét, dịch bệnh.

4. Đối với thuỷ sản

- Trong thời gian giá rét tuyệt đối không kéo lưới, không thu hoạch, tránh xây sát cho cá. Những hộ nuôi thủy sản thương phẩm gần đến kỳ thu hoạch nhưng không có điều kiện thực hiện các biện pháp chống rét cần tổ chức thu hoạch sớm.

- Áp dụng các biện pháp chống rét sau:

+ Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 1,5-2m để lấy nhiệt từ lòng đất giữ ấm nước ao và làm giảm sự biến đổi đột ngột nhiệt độ môi trường. Bố trí một hố có độ sâu hơn đáy ao từ 1-1,5 m, rộng từ 5-6 m hoặc 1 hầm phía trong bờ có kích thước (3 x 4) m để cho cá trú đông.

+ Làm khung và che phủ bề mặt ao bằng nylon màu sáng để ngăn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt độ cho nước ao nuôi và khi trời có nắng sẽ tăng khả năng tiếp thu năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt cho ao.

+ Thả bèo tây lên mặt ao từ 1/2-2/3 diện tích mặt ao về phía Bắc, dùng tre, luồng giữ cố định diện tích bèo.

+ Thả sọt tránh rét cho cá ở các góc phía Bắc của ao nuôi, sử dụng các sọt đan bằng tre, nứa, đưa vào sọt các búi rơm tạo giá thể để cá trú ẩn tránh rét.

- Chăm sóc, quản lý thủy sản nuôi:

+ Cho tôm, cá,… ăn đầy đủ thức ăn tinh, thức ăn chế biến sẵn vào thời điểm nắng ấm trong ngày với lượng 2-3% trọng lượng thân cá. Khi nhiệt độ nước ao dưới 12oC thì ngừng cho ăn.

+ Hàng ngày theo dõi chất lượng nước, không đưa phân hữu cơ chưa qua xử lý, phân vô cơ xuống ao giữ cho nước sạch để phòng tránh dịch bệnh. Bổ sung lượng nước cần thiết đảm bảo độ sâu mực nước theo yêu cẩu kỹ thuật. Thường xuyên theo dõi quan sát phát hiện các hiện tượng bất thường trong ao nuôi để xử lý kịp thời./.

         

PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT

 

 

Bài viết khác

Đề án 06/ĐA-UBND ngày 25/3/2024 vv sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Yên Mô giai đoạn 2023-2025 Công văn số 629/UBND-KTHT ngày 22/3/2024 V/v viết bài phục vụ cho công tác xuất bản Bản tin Thông tin KHCN số 02 năm 2024 Thông báo 31/TB-HĐND ngày 19/3/2024 kết quả kỳ họp thứ 15, HĐND huyện khoá XIV Quyết định 1076/QĐ-UBND ngày 19/3/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch Tổng mặt bằng quản lý xây dựng và phát triển Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Mô (cơ sở 1) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Công văn số 610/UBND-KT&HT ngày 19/3/2024 V/v thông báo tuyển chọn tham gia Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và ngoài nước (Đề án 2395) phục vụ xây dựng kế hoạch năm 2025 Nghị quyết 12/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp mái và bờ hữu kênh sông Đó, đoạn từ cống ông Tâm đến cống ông Cớt, xã Yên Đồng- Nghị quyết 11/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 vv quy định chính sách hỗ trợ người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ nguồn bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, giai đoạn 2024-2025- Nghị quyết 10/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 vv phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu trung tâm thể dục thể thao kết hợp công viên cây xanh tại thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô Nghị quyết 09/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 về chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường kết nối đường trục trung tâm xã đến làng Đường Quan xã Yên Nhân, huyện Yên Mô- HĐND huyện Nghị quyết 08/NQ-HĐND ngày vv phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án: Quy hoạch chung đô thị Yên Thịnh đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050 Nghị quyết 07/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 vv phân bổ chi tiết nguồn đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 (lần 1) Nghị quyết 06/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 vv xác nhận kết quả bầu bổ sung chức danh Uỷ viên UBND huyện Yên Mô, khoá XIV, nhiệm kỳ 2021- 2026- HĐND huyện- Ninh An Dũng Nghị quyết 05/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 vv sử dụng nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024 Công văn số 558/UBND-KT&HT ngày 14/3/2024 V/v triển khai thực hiện Nghị định số 18/2024/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ Công văn 542/UBND-YT ngày 12/3/2024 V/v triển khai thực hiện Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ

Quản lý văn bản

Một cửa điện tử

Độ ẩm:

Gió:

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

586841

Trực tuyến : 14

Hôm nay : 911

Hôm qua : 1199